Quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập tại nhà máy

Khuôn đột dập là một loại linh kiện tiêu hao, việc bảo dưỡng định kỳ là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, cần lưu ý những điều sau để hiểu rõ hơn về quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập.

Tại sao cần bảo dưỡng khuôn đột dập định kỳ

Khuôn đột dập là bộ phận không thể thiếu của máy đột, được sử dụng để tạo hình cho các tấm phôi vật liệu. Vì là loại linh kiện tiêu hao, quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập định kỳ là vô cùng quan trọng.

quy-trinh-bao-duong-khuon-dot-dap-2

Là loại linh kiện tiêu hao, quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập định kỳ là vô cùng quan trọng

Sau đây là một số lý do tại sao cần bảo dưỡng khuôn đột thường xuyên:

  • Duy trì hiệu suất và tuổi thọ: Bảo dưỡng định kỳ giúp khuôn đột dập đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của nó. Bên cạnh đó, để duy trì chất lượng sản phẩm và độ bền của khuôn thì việc làm sạch, bôi trơn và kiểm tra khuôn định kỳ là không thể thiếu.

  • Ngăn ngừa hỏng hóc kỹ thuật: Bảo dưỡng khuôn đột dập định kỳ giúp máy vận hành tốt hơn và phát hiện kịp thời các sai lệch kỹ thuật. Nếu khuôn đột dập không được bảo dưỡng thường xuyên có thể dẫn tới những hậu quả như nứt, hao mòn, thậm chí hỏng khuôn, từ đó làm ảnh hưởng đến hình dạng của tấm vật liệu.

  • Giảm chi phí sửa chữa: Bảo dưỡng khuôn đột giúp giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa khuôn đột dập.

>> Xem thêm: Sửa chữa máy đột dập AMADA - Cách phát hiện lỗi kịp thời

Quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập

Cần có một quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập để quá trình bảo dưỡng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Mỗi loại khuôn khác nhau sẽ có cách bảo dưỡng khác nhau, tuy nhiên, hiện nay có 2 loại là bảo dưỡng thông thường và bảo dưỡng khuôn đặc biệt.

Bảo dưỡng thông thường

Cách loại bỏ bám dính

  • Trong trường hợp lưỡi dao đột bị bám dính nhiều, sử dụng giũa mắt nhỏ (Oil rasp) để mài và loại bỏ phần bám dính.

  • Sử dụng giũa Oil Stone hoặc kim cương có thể gây tổn thương cho lưỡi dao, vì vậy cần phải cực kỳ cẩn trọng để tránh làm hỏng lưỡi dao khi loại bỏ bám dính.

  • Đối với các khuôn đột được sử dụng thường xuyên, việc sử dụng loại Superdry Punch (SDP) được khuyến nghị vì tuổi thọ của nó là vượt trội.

quy-trinh-bao-duong-khuon-dot-dap-3

Phương pháp giũa Oil rasp giúp loại bỏ bám dính trên khuôn đột dập

Bôi trơn cho các bộ phận động

  • Các bộ phận động như thân chày và bên trong áo cần được bôi trơn định kỳ bằng dung dịch làm sạch và các loại bôi trơn như grease, molykote…

  • Các vụn sắt phát sinh trong quá trình gia công có thể bám dính vào bên trong của áo (guide), gây ra tăng nhiệt độ và các vấn đề khác.

Bảo dưỡng khóa

Sự mài mòn của khóa trên khuôn và trên mâm xoay (turret) có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm gia công và tuổi thọ của khuôn đột. Do đó, cần thay thế định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động và chất lượng sản phẩm.

Vệ sinh bên trong mâm xoay (turret)

  • Dù khuôn được bảo dưỡng đầy đủ, nhưng mâm xoay (turret) bị bám vụn hoặc phôi thừa trong quá trình đột có thể gây lệch tâm của khuôn và dẫn tới va đập. Do đó, khi lắp khuôn vào, cần lau chùi sạch bên trong mâm xoay (turret) để đảm bảo hoạt động suôn sẻ.

  • Ngoài ra, những trạm trong mâm không sử dụng tới có thể lắp thêm cối đặc để ngăn vật lạ rơi vào và gây cản trở.

Bảo dưỡng khuôn đặc biệt (khuôn tạo hình)

Mài khuôn tạo hình

  • Khuôn tạo hình đặc biệt thường đi kèm với lưỡi cắt và cũng có thể được mài giống như khuôn đột thông thường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sau quá trình mài, hình dạng tạo hình có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm gia công.

  • Đối với những khuôn có tần suất sử dụng cao, nên sử dụng "khuôn vật liệu HSS" hoặc "khuôn có thể thay thế lưỡi dao".

Thay thế lò xo Urethane và lò xo (spring)

  • Khuôn tạo hình thường được trang bị lò xo Urethane hoặc lò xo (spring) cho bộ phận điều chỉnh (ejector).

  • Khi lực của lò xo Urethane hoặc lò xo (spring) giảm đi, có thể dẫn đến tình trạng chày cối không thoát ra khỏi phôi, gây hỏng khuôn. Do đó, cần thay thế sớm khi cần.

  • Để loại bỏ bám dính, có thể sử dụng giũa Oil rasp.

  • Di chuyển giũa song song với mặt bên của lưỡi dao trên bề mặt đá mài để làm nhẵn.

  • Để khuôn sử dụng được lâu bền hơn, hãy thực hiện bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách.

>> Xem thêm: 10 dấu hiệu cần sửa chữa máy đột TRUMPF

Mài khuôn đột

Một cách bảo dưỡng khuôn đột được sử dụng thường xuyên đó là mài khuôn đột. Khuôn đột dập không sử dụng được do bị hao mòn sau khi đưa vào máy mài sẽ trở nên sắc bén, sáng loáng như mới tới 99%. Tất nhiên, khuôn đột dập sau quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập bằng cách mài cũng sẽ hoạt động trở lại bình thường.

Thời điểm cần mài khuôn đột

Khi tiếp xúc giữa khuôn đột và vật liệu diễn ra liên tục và số lần đột tăng lên, độ mài mòn của khuôn cũng tăng lên, dẫn đến các hiện tượng sau trên sản phẩm gia công:

  • Bavia lớn hơn.

  • Mặt cắt không còn chính xác.

  • Độ chính xác của kích thước cần đột giảm.

  • Sản phẩm có thể bị cong.

  • Phần bị nén trên bề mặt lớn.

quy-trinh-bao-duong-khuon-dot-dap-4

Có thể dựa vào chiều cao của bavia sau quá trình gia công để xác định thời điểm mài khuôn đột

Thông thường thì để đánh giá thời điểm cần mài chày và cối, có thể dựa vào chiều cao của bavia sau quá trình gia công. Ngoài ra, việc quan sát định kỳ trạng thái của lưỡi đột (có móp méo, mẻ) cũng được khuyến khích. Khi lưỡi đột bị mòn nhiều, có thể xảy ra các vấn đề sau:

  • Tốc độ mài mòn tăng lên.

  • Chất lượng của sản phẩm gia công giảm đi.

  • Lực đột tăng làm cho chày và cối bị hỏng nhanh chóng.

Vì vậy, việc mài khuôn vào thời điểm thích hợp là cần thiết để duy trì chất lượng sản phẩm.

Phương pháp mài khuôn đột

Phương pháp mài khuôn đột là một trong quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập quan trọng để duy trì chất lượng và độ chính xác của sản phẩm gia công. Việc tuân thủ các quy trình và biện pháp cần thiết khi mài khuôn đột sẽ giúp duy trì chất lượng và độ chính xác của sản phẩm gia công cũng như gia tăng tuổi thọ của khuôn. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi thực hiện quy trình mài khuôn đột:

Sử dụng dung dịch làm mát:

  • Luôn luôn sử dụng dung dịch làm mát khi mài để làm mát và làm sạch lưỡi đột cũng như bề mặt của khuôn.

  • Việc mài khô hoặc sử dụng dung dịch làm mát không phù hợp có thể làm lưỡi đột bị bể hoặc nhiệt làm mềm, gây hư hỏng chày và cối.

quy-trinh-bao-duong-khuon-dot-dap-5

Mài khuôn đột là một trong quy trình để duy trì chất lượng, độ chính xác của sản phẩm gia công

Xử lý bavia sau khi mài:

  • Sau khi mài, bavia thường xuất hiện trên bề mặt khuôn. Sử dụng giữa mài khoảng #600 để loại bỏ các bavia này và làm cho bề mặt khuôn mịn màng.

  • Bôi chất bôi trơn lên bề mặt khuôn sau khi mài để bảo vệ và tạo điều kiện trơn tru khi lắp vào các bộ phận khác.

Điều chỉnh lại chiều cao của chày và cối:

  • Sau khi mài, lưỡi đột sẽ mòn và chiều cao của chày và cối sẽ thay đổi.

  • Điều chỉnh lại chiều cao của chày và cối bằng cách điều chỉnh phần đầu (head) hoặc miếng đệm (shim) tương ứng với lượng đã bị mài bỏ.

>> Xem thêm: Hướng dẫn vận hành máy đột dập CNC

Lưu ý khi bảo dưỡng khuôn đột dập

Trong quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập, cần lưu ý những điều sau:

  • Không vượt quá công suất tối đa: Tuân thủ giới hạn công suất được ghi trên máy hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Bảo vệ bàn máy và khuôn đột dập: Lau chùi dầu thường xuyên để bảo vệ bàn máy và khuôn đột dập khỏi mài mòn.

  • Bôi trơn và làm sạch: Bôi trơn định kỳ để kéo dài tuổi thọ của bàn máy và khuôn đột dập. Chỉ sử dụng dầu được thiết kế cho máy dập và khuôn đột dập.

  • Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Kiểm tra đai ốc và các bộ phận của khuôn để đảm bảo kích thước và độ chính xác của sản phẩm.

quy-trinh-bao-duong-khuon-dot-dap-6

Những lưu ý trong quy trình bảo dưỡng khuôn đột dập

  • Tháo lắp khuôn đột dập: Sử dụng công cụ phù hợp để tháo lắp khuôn đột dập một cách chính xác. Siết chặt các ốc vít và đảm bảo các bộ phận khớp với nhau.

  • Kiểm tra và điều chỉnh: Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng máy đột dập, đảm bảo rằng các bộ phận hoạt động một cách chính xác và an toàn.

  • Giữ cho đầu đột luôn trơn tru: Bôi trơn định kỳ và kiểm tra mức dầu trong bơm thủy lực, ống dây thủy lực, và các đầu nối dây thủy lực.

  • Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra các rơ - le trung gian và các tiếp điểm điện để đảm bảo hệ thống điện hoạt động một cách chính xác và an toàn.

  • Kiểm tra định kỳ đai ốc bắt khuôn: Trong quá trình vận hành, kiểm tra định kỳ các đai ốc bắt khuôn để đảm bảo sự ổn định của khuôn đột dập và bàn máy.

  • Ngoài ra, cần đảm bảo sạch sẽ bằng cách loại bỏ các mảng phôi còn dính trên khuôn và bàn máy. Điều này sẽ giúp tránh những lỗi không mong muốn trong quá trình gia công.

LECI chuyên cung cấp chày cối đột AMADA, chày cối đột TRUMPF, hỗ trợ sửa chữa và thay thế linh kiện máy đột nhanh chóng.

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết

  • Trụ sở 1: Phòng 1901, Tòa nhà Saigon Trade Center, Số 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

  • Trụ sở 2: Long Biên, Hà Nội

  • Email: sales@leci.vn

  • Số điện thoại: 02822202988

  • Hotline: (+84) 938746286

  • Website: www.lecilaser.com